05 lưu ý về công chứng hợp đồng liên quan đến đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #517020 20/04/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    05 lưu ý về công chứng hợp đồng liên quan đến đất đai

    05 lưu ý về công chứng hợp đồng liên quan đến đất đai

    Những giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất luôn là những vấn đề được nhiều người quan tâm.  Luật Đất đai 2013 quy định rõ ràng hơn việc công chứng, chứng thực các loại hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất (QSDĐ). 

    Dưới đây là 5 lưu ý mà mọi người cần nắm về công chứng hợp đồng liên quan đến đất đai

    1. Đáp ứng yêu cầu về hình thức

    Xem: 11 loại hợp đồng giao dịch bất động sản phổ biến bắt buộc phải công chứng

    Về nơi công chứng, chứng thực: Theo Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015  của Chính phủ thì các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện các quyền của NSDĐ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất chứng thực.

    Xem thêm: Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây

    2. Hợp đồng KHÔNG bắt buộc công chứng, chứng thực

    Tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của NSDĐ không phải công chứng, chứng thực bao gồm: Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

    Việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch này là theo yêu cầu của các bên.        

    3. Quyền lựa chọn công chứng, chứng thực

    Khi luật nói “được công chứng hoặc chứng thực” thì có nghĩa là người dân có quyền chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực?

    Có thể hiểu Người dân có thể lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực tại các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất hoặc tại UBND cấp xã nơi có đất.

    Tuy nhiên, đối với các địa phương đã thực hiện chuyển giao việc chứng thực thì các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng.

    4. Phân biệt giá trị của công chứng, chứng thực

    Thủ tục công chứng được thực hiện theo Luật Công chứng 2014. Công chứng viên phải đảm bảo và chịu trách nhiệm đối với tính xác thực, tính hợp pháp của các loại giấy tờ trong hồ sơ mà người yêu cầu công chứng cung cấp. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép hoặc cần được làm rõ thì công chứng viên đề nghị  làm rõ hoặc xác minh, yêu cầu giám định theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; nếu không làm rõ được thì từ chối công chứng.

    Trong khi đó, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo Nghị định 23/2015. Theo đó, người có thẩm quyền khi thực hiện chứng thực kiểm tra và đảm bảo tính đầy đủ của hồ sơ mà người dân cung cấp, ý chí tự nguyện, minh mẫn, nhận thức, làm chủ được hành vi của người yêu cầu chứng thực. Người yêu cầu chứng thực chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, hợp đồng, giao dịch.

    Về giá trị của văn bản công chứng, Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa tuyên bố là vô hiệu.

    Riêng giá trị của hợp đồng, giao dịch được chứng thực thì Điều 3 Nghị định 23/2015 quy định: Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

    Chính từ các khác biệt trên mà nhìn chung, mức thu phí công chứng cao hơn mức lệ phí chứng thực.

    Xem thêm: Phân biệt công chứng và chứng thực

    5. Tổng hợp mức phí công chứng, chứng thực hiện hành

    Xem: TẠI ĐÂY

    Nguồn: Tổng hợp

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 20/04/2019 03:13:17 CH
     
    13007 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận