05 đối tượng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC

Chủ đề   RSS   
  • #592766 26/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    05 đối tượng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC

    Thời gian qua, trên cả nước ta thường xuyên xảy ra những vụ cháy, nổ gây thiệt hại về người và của rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và tinh thần của người dân.
     
    Từ tình trạng trên, Chính phủ yêu cầu các ban ngành cụ thể là Bộ Công an đã thực hiện rà soát, kiểm tra các cơ sở xây dựng không đúng quy định kỹ thuật về PCCC.
     
    Thực hiện chủ trương của Bộ Công an, Cục cảnh sát PCCC và CNCH đã ban hành Công văn 2075/C07-P4 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
     
    Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), C07 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Công an các địa phương. 
     
    05-doi-tuong-phai-thuc-hien-tham-duyet-thiet-ke-ve-pccc
     
    Thẩm duyệt PCCC là một công đoạn trong quá trình xin phép, thiết kế, thi công, hoàn thành công trình có phòng cháy chữa cháy. Việc thiết lập thiết kế PCCC được thực hiện do đơn vị chuyên nghiệp về thiết kế phòng cháy. Sau đó được trình cho cơ quan quản lý của nhà nước về PCCC thẩm duyệt. 
     
    Để việc thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC đạt chất lượng, bảo đảm đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về PCCC hiện hành. Trong đó, 05 công trình bắt buộc phải xác định đối tượng thẩm duyệt bao gồm:
     
    (1) Công trình nhà hỗn hợp (có từ 02 công năng trở lên)
     
    Đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, trường hợp phần kinh doanh của nhà có quy mô thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải thẩm duyệt cho toàn bộ công trình.
     
    Nhà không có công năng ở, trường hợp công trình cao dưới 7 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3, việc xác định đối tượng thẩm duyệt dựa trên quy mô (số tầng, khối tích) của từng công năng, đối chiếu với quy định cho công năng đó tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trường hợp thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì phải đối chiếu, thẩm duyệt cho toàn bộ công trình.
     
    (2) Nhà thương mại liên kế (shophouse), biệt thự, villa kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng
     
    Đối với các nhà thương mại liên kế; biệt thự, villa kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng trong cùng một dự án được bố trí theo từng khối nhà (hoặc dãy nhà) và được ngăn cháy độc lập bằng tường ngăn cháy hoặc bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC.
     
    Có kết cấu và giải pháp thoát nạn độc lập đối với từng nhà thì xác định quy mô để thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo từng nhà thuộc dãy nhà đó mà không tính tổng khối tích của cả dãy nhà, khu nhà.
     
    Khi các nhà này có chung tầng hầm thì căn cứ quy mô, tính chất sử dụng của tầng hầm nếu thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải thẩm duyệt cho phần hầm, trong đó lưu ý giải pháp ngăn cháy độc lập giữa tầng hầm và các nhà xây dựng trên mặt đất, thoát nạn của tầng hầm đi qua các thang riêng.
     
    (3) Dự án có các công trình, hạng mục công trình mà quy mô
     
    Trường hợp khi xét đối tượng thẩm duyệt theo tên dự án không thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP nhưng trong dự án có các công trình, hạng mục công trình mà quy mô, tính chất sử dụng thuộc đối tượng thẩm duyệt thì phải thực hiện thẩm duyệt cho các công trình, hạng mục công trình đó.
     
    (4) Hệ thống điện mặt trời mái nhà
     
    Công trình thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà thì phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Việc xác định chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo hướng dẫn tại mục 6 phần này.
     
    Hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình không thuộc quy định trên thì không phải thẩm duyệt
     
    (5) Trạm sạc xe điện
     
    Trạm sạc xe điện không phải là đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC quy định trong phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi đặt trạm sạc xe điện trong một số loại hình công trình thì việc xác định đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC được quy định như sau:
     
    Đối với trạm sạc xe điện đặt tại gara xe độc lập; tại gara xe trong nhà của các công trình; trong khuôn viên cửa hàng xăng dầu thì yêu cầu thực hiện thẩm duyệt với các đối tượng là các gara xe, công trình, cửa hàng xăng dầu quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
     
    Việc xác định chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo hướng dẫn tại mục 6 phần này. Trường hợp bố trí bổ sung trạm sạc xe điện trong gara độc lập, gara trong nhà của các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
     
    Nhưng việc bố trí không làm ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn PCCC thì không yêu cầu phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Trường hợp bố trí trạm sạc trong công trình cửa hàng xăng dầu hiện hữu đã bảo đảm khoảng cách an toàn từ trạm sạc đến các hạng mục trong cửa hàng thì không yêu cầu phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
     
    Đối với trạm sạc xe điện đặt ngoài trời (trừ trường hợp đặt trong khuôn viên cửa hàng xăng dầu) thì không yêu cầu thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
     
    Xác định “chủ đầu tư” đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC
     
    Bên cạnh đó, việc xác định chủ đầu tư đề nghị thẩm định thiết kế về PCCC là một giai đoạn rất quan trọng nhất là đối với công trình thuê, mướn việc xác định sẽ quy định được trách nhiệm của các bên.
     
    Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thuê lại đất để xây dựng mới nhà, công trình thì chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC được xác định là bên thuê. Thành phần pháp lý trong hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải bao gồm:
     
    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
     
    - Hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.
     
    - Hợp đồng thuê đất giữa chủ sở hữu với bên thuê đất.
     
    Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thuê lại toàn bộ nhà, công trình đã xây dựng để cải tạo, chuyển đổi công năng thì chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC được xác định là bên thuê. 
     
    Thành phần pháp lý trong hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải bao gồm:
     
    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
     
    - Hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.
     
    - Hợp đồng thuê nhà giữa chủ sở hữu với bên thuê nhà.
     
    Trường hợp công trình đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC, đang trong quá trình xây dựng, chưa được nghiệm thu về PCCC mà có yêu cầu cải tạo, điều chỉnh để cho thuê thì bên cho thuê phải tiếp tục thực hiện việc thẩm duyệt điều chỉnh phù hợp với công năng, mục đích cho thuê, tổ chức thi công và nghiệm thu về PCCC trước khi cho thuê.
     
    Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thuê lại một phần nhà, công trình để cải tạo, chuyển đổi công năng và sử dụng chung hạ tầng như đường giao thông, bãi đỗ cho xe chữa cháy.
     
    Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà; trạm bơm, bể cấp nước chữa cháy thì chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC được xác định là bên cho thuê.
     
    Như vậy, đối với những công trình cụ thể như nhà hỗn hợp, nhà thương mại liên kế (shophouse), biệt thự, villa kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, công trình, hạng mục công trình mà quy mô,  hệ thống điện mặt trời mái nhà, trạm sạc xe điện phải thực hiện thẩm duyệt PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
     
    10172 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (25/03/2023) ThanhLongLS (26/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592922   28/10/2022

    05 đối tượng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Hiện nay, thông tin về các vụ cháy lớn liên tục được lan truyền. Các vụ cháy đó đã gây ra không ít thiệt hại về người và tài sản. Theo đó, các quy định về phòng cháy chữa cháy ngày càng được mọi người quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn trước. Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy một trong số các quy định bắt buộc đối với các đối tượng thuộc danh mục đã ban hành. Nhìn chung, các đối tượng này có đặc điểm chung là có tiềm ẩn nguy cơ về cháy nổ lớn.

     
    Báo quản trị |  
  • #592994   30/10/2022

    05 đối tượng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn! Mình xin thông tin thêm về hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, gồm:

    a) Đối với đồ án quy hoạch xây dựng: Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06); các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định này;
     
    b) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại các mục 15 và 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt): Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;
     
    c) Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình: Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này;
     
    d) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình: Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; văn bản góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có); Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; dự toán xây dựng công trình; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này; bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh); văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);
     
    đ) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; dự toán tổng mức đầu tư phương tiện; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định này;
     
    e) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #608257   19/01/2024

    05 đối tượng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC

    Xin hỏi: dn tôi được phê duyệt đầu tư từ 2011 đến 2020 mới có NĐ 136. Bây giờ CApccc bắt làm thẩm duyệt thiết kế pcccc nhưng không có trong phương án đầu tư đã đc UBND tỉnh phê duyệt,  Bây giờ phải làm thế nào  ?

     

     
    Báo quản trị |