04 vấn đề pháp lý cần lưu ý để nhượng quyền thương hiệu thành công

Chủ đề   RSS   
  • #544199 25/04/2020

    pigreen
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2020
    Tổng số bài viết (145)
    Số điểm: 2679
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 229 lần


    04 vấn đề pháp lý cần lưu ý để nhượng quyền thương hiệu thành công

    Trong thời buổi “người người, nhà nhà” làm kinh tế thì nhượng quyền thương hiệu trở thành lựa chọn của nhiều cá nhân với những lợi ích về kinh doanh mà mô hình này mang lại. Nếu bạn đã xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình và muốn “Franchising” để mở rộng việc kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết này!

    Nhượng quyền thương hiệu có thể được hiểu là hình thức mà cá nhân/tổ chức sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu có sẵn để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với phí hoặc phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận.

    Nếu muốn nhượng quyền thương hiệu thành công, hãy ghi nhớ 04 vấn đề sau đây:

    1. Về đăng ký kinh doanh

    Hãy chắc chắn rằng bạn đã đăng ký kinh doanh và đăng ký kinh doanh với hình thức phù hợp; việc bạn không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh với hình thức chưa phù hợp sẽ gây ra những rủi ro pháp lý lớn, cụ thể:

    *Nếu không đăng ký kinh doanh: bị phạt tiền đến 3.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP)

    *Nếu đăng ký kinh doanh với hình thức chưa phù hợp: cụ thể ở đây là nếu bạn đang kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm kinh doanh, sản xuất sẽ bị hạn chế hơn so với các hình thức doanh nghiệp còn lại.

    2. Về đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

    Trình tự, thủ tục để đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định chi tiết tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010.

    Việc đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là lời cam kết chất lượng sản phẩm với khách hàng mà còn thể hiện được uy tín của thương hiệu đối với đối tác nhượng quyền; thể hiện các sản phẩm của thương hiệu được Nhà nước chứng nhận an toàn, chất lượng.

    3. Về đăng ký bảo hộ thương hiệu

    Đăng ký bảo hộ thương hiệu là vấn đề quan trọng trong nhượng quyền; nếu bạn chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu thì rất khó để có thể thực hiện nhượng quyền vì có thể xảy ra các tình huống sau đây:

    *Thứ nhất: Đăng ký bảo hộ thương hiệu chậm dẫn đến chậm trễ cho quá trình nhượng quyền kinh doanh

    *Thứ hai: Không đăng ký có thể dẫn đến bị mất thương hiệu nếu có người đăng ký bảo hộ trước bạn

    Hiện nay có rất nhiều dịch vụ về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu này nên hãy tìm đến sự tư vấn để có thể thực hiện việc bảo hộ thương hiệu hoàn chỉnh nhất.

    4. Về xác định bản chất nhượng quyền thương hiệu

    Vấn đề cần làm rõ ở đây chính là bạn thực hiện nhượng quyền sở hữu thương hiệu (bán thương hiệu) hay nhượng quyền sử dụng thương hiệu.

    Nếu việc nhượng quyền là nhượng quyền sở hữu thương hiệu thì cần phải thực hiện nộp tờ khai, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN) gửi Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu bản chất nhượng quyền là chuyển quyền sử dụng thì không cần đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.

     
    2138 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận