04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

Chủ đề   RSS   
  • #537612 21/01/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Quyền đối với bất động sản liền kề được định nghĩa tại Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS), theo đó đây là quyền được thực hiện trên một bất động sản (bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (bất động sản hưởng quyền).

    Với quy định trên, chúng ta thấy rằng quyền đối với bất động sản liền kề không phụ thuộc vào chủ sở hữu bất động sản mà nó gắn liền với bất động sản. Theo đó, nếu chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền hay bất động sản chịu hưởng quyền có thay đổi thì quyền này vẫn tồn tại. Nói cách khác, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của bất động sản này đối với bất động sản kia chứ không phải là quyền của chủ thể này đối với chủ thể kia.

    Vậy, những trường hợp nào quyền đối với bất động sản liền kề sẽ bị chấm dứt?

    Theo quy định tại Điều 256 Bộ luật dân sự 2015, chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề bị chấm dứt trong các trường hợp:

    - Thứ nhất: Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

    Trường hợp bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc sở hữu của cùng một người thì không thể đặt ra vấn đề chủ sở hữu của bất động sản này có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản kia bởi mặc dù là hai bất động sản riêng biệt liền kề nhưng cùng thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của một người. Vì thế, chủ sở hữu đó là người có toàn quyết sử dụng, định đoạt, khai thác bất động sản.

    - Thứ hai: Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

    Quyền đối với bất động sản liền kề được phát sinh dựa trên đặc tính tự nhiên của hai thửa đất nhưng bên cạnh đó cũng phải phụ thuộc nhu cầu của các chủ thể. Nếu việc chủ sở hữu bất động sản liền kề không còn nhu cầu hưởng quyền từ việc sử dụng, khai thác bất động sản liền kề thì quyền đối với bất động sản liền kề cũng được chấm dứt.

    - Thứ ba: Theo thỏa thuận của các bên.

    Về bản chất, quyền đối với bất động sản liền kề phát sinh do nhu cầu đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong việc sử dụng đất. Do đó trường hợp các bên thống nhất thỏa thuận không đặt ra quyền đối với bất sản liền kề thì thỏa thuận đó sẽ được pháp luật tôn trọng miễn hông được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

    - Thứ tư: Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Ngoài các căn cứ đã nêu trên, quyền đối với tài sản có thể chấm dứt theo quy định của pháp luật, đó có thể là việc thông qua: một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một quy định mở của Bộ luật Dân sự 2015 bởi trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp làm phát sinh những trường hợp mới có thể làm căn cứ chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề khác.

     

     
    6351 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (01/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583567   30/04/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Việc đặt ra quy định về bất động sản liền kề cũng như quyền đối với bất động sản liền kề xuất phát từ nguyên nhân khách quan – bất động sản không thể dịch chuyển do đặc tính tự nhiên. Những quy định về bất động sản liền kề có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai phổ biến ngày nay. Do đó, mọi người nên chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật để nắm bắt được chính xác nhất quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với các vấn đề liên quan tới đất đai.

     
    Báo quản trị |  
  • #584492   29/05/2022

    04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Bất động sản là những vật bất động không thể di chuyển do đó khi có những tranh chấp phát sinh cũng khó mà thực hiện hơn so với động sản. Vì vậy luật pháp có quy định về bất động sản liền kề là để bảo đảm các quyền của từng bất động sản. 

     
    Báo quản trị |  
  • #584499   29/05/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Thông tin bài viết của bạn rất hữu ích, với các quy đinh mới của pháp luật, Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong các căn cứ chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề không bao gồm trường hợp thay đổi chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #585309   13/06/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Thật ra có nhiều người không để tâm lắm đến quyền sở hữu đối với bất động sản liền kề. Đặt biệt nó đôi khi là quyên chung giữa hai hộ nằm liền kề nhau nên rất dễ có tranh chấp xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #585353   15/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (431)
    Số điểm: 3280
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Rất cảm ơn bạn Lan Bkd đã có những chia sẽ hữu ích.Vấn đề về quyền đối với bất động sản liền kề đang được rất nhiều người quan tâm, nhất là những trường hợp chấm dứt quyền đối với bất sản liền kề,hy vọng bạn Lan Bkd sẽ có thêm nhiều bài viết hữu ích để chia sẻ với mình và Cộng đồng dân luật nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #586050   26/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình bổ sung thêm về vấn đề bất động sản hưởng quyền có những quyền sau đối với bất động sản chịu hưởng như sau:

    Theo quy định tại các Điều 251 đến 254 Bộ luật dân sự 2015 thì bất động sản hưởng quyền có những quyền sau đối với bất động sản chịu hưởng:

    + Quyền về cáp, thoát nước qua bất động sản liền kề;

    + Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác;

    + Quyền về lối đi qua;

    + Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác;

    Căn cứ Điều 171 Luật Đất đai 2013 quy định quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề như sau:

    Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm: quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

    Như vậy, so với Bộ luật dân sự 2015 thì Luật Đất đai 2013 quy định nhiều hơn về quyền của bất động sản liền kề đối với bất động sản chịu quyền, đó là quyền: cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #588496   28/07/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Cảm ơn bài viết của bạn. Trên thực tế thì ít ai để ý đến quyền sở hữu đối với bất động sản liền kề nên xảy ra tranh chấp là điều đương nhiên. Các hộ nằm liền kề nhau thật sự nên biết đến những thông tin trên này để tránh xảy ra tranh chấp không đáng có. Bài viết của bạn rất hữu ích, mong có thể nhận thêm những bài viết của bạn trong tương lai.

     
    Báo quản trị |