04 điều cần biết về đơn bãi nại

Chủ đề   RSS   
  • #498488 01/08/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    04 điều cần biết về đơn bãi nại

    01. Đơn bãi nại là gì?

    Đơn bãi nại không phải là một thuật ngữ pháp lý, đây đơn giản là khái niệm để chỉ đến loại đơn của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người bị hại có nhược điểm về tâm thần hoăc thể chất hoặc người bị hại đã chết với nội dung: rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án hình sự, nghĩa là không còn tiếp tục khởi kiện nữa.

    Vậy nên, có thể hiểu làm đơn bãi nại là quyền của người bị hại hay người đại diện của họ.

    Và việc rút lại yêu cầu khởi kiện này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nếu vụ án được điều tra, làm rõ thì có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm hoặc các lợi ích kinh tế của người bị hại hoặc hai bên tự dàn xếp, giải quyết được hậu quả…

    02. Quy định pháp lý về Đơn bãi nại

    Quy định về vấn đề này đã xuất hiện từ rất sớm, trong các Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và nay là Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thể hiện sự quan tâm và ,tôn trọng quyền tự chủ của người bị hại trong một số trường hợp.

    Đơn bãi nại không được quy định trực tiếp trong nội dung của các Bộ luật tố tụng hình sự qua các thời kỳ mà được ngầm hiểu là hành vi người yêu cầu khởi tố vụ án hình sự làm đơn rút yêu cầu khởi tố. Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này tại Điều 155 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

    1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

    2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

    Theo đó, việc rút yêu cầu khởi một cách hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu của ép buộc hay cưỡng bức sẽ dẫn đến việc đình chỉ vụ án ở mọi giai đoạn của quá trình tố tụng của một vụ án hình sự, nghĩa là bên gây thiệt hại ( người đang bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan khác trong vụ án) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    03. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, đơn bãi nại chỉ có thể đình chỉ những vụ án chỉ có thể được khởi tố dựa trên yêu cầu của người bị hại mà thôi.

    Cụ thể, danh sách những tội danh chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của họ bao gồm 10 tội sau:

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạ sức khỏa của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng  hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

    Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

    Điều 141.Tội hiếp dâm

    Điều 143. Tội cưỡng dâm

    Điều 155. Tội làm nhục người khác

    Điều 156. Tội vu khống

    Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

    04. Cần lưu ý, nếu hành vi phạm tội rơi vào khoản 1 các điều liệt kê ở trên thì mới chỉ được khởi tố theo yêu cầu phía người bị hại, còn nếu hành vi thuộc vào các điều khoản khác (đều có tính chất phạm tội nguy hiểm hơn) thì vụ án vẫn sẽ được khởi tố mà không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của người bị hại.

    Kết luận: Như vậy, có thể đi đến kết luận rằng, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì đơn bãi nại tự nguyện, hợp pháp của người yêu cầu khởi kiện chỉ có hiệu lực làm đình chỉ vụ án trong những vụ án hình sự về các tội được nêu ở trên. Điều đó đồng nghĩa với việc không phải trong mọi trường hợp có đơn bãi nại thì bên gây thiệt hại đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Quy định như vậy là hợp lý sẽ đảm bảo được tính nghiêm khắc của pháp luật, tránh bỏ lọt những tội phạm nguy hiểm và tình trạng dân sự hóa các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 01/08/2018 02:36:15 SA
     
    29883 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500161   20/08/2018

    Ngoài ra, trong trường hợp người bị hại hoặc đại diện của người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì sẽ không đựợc yêu cầu lại, trừ trường hợp do bị ép buộc, cưỡng bức. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp khi người bị hại đã rút đơn thì không hẳn là vụ án không được tiếp tục điều tra nữa. Mà phải xét thêm vịêc rút yêu cầu khởi tố có thực sự tự nguyện hay không?. 

     

     
    Báo quản trị |