Theo toàn văn dự thảo do Quốc Hội ban hành thì Luật sửa đổi so với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có 04 điểm mới nổi bật như sau:
1. Luật sửa đổi bổ sung có thay đổi, bổ sung một số từ ngữ trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Bổ sung cụm từ “Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định” vào sau cụm từ “Báo cáo thẩm định” tại điểm b khoản 2 Điều 140.
- Có 04 cụm từ tại các điều, khoản, điểm được thay thế như sau:
+ Cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của văn bản” được thay bằng cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách” tại điểm c khoản 2 Điều 95;
+ Cụm từ “Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản” được thay bằng cụm từ “Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản” tại điểm c khoản 2 Điều 98; cụm từ “khoản 1 Điều này” bằng cụm từ “khoản 3 Điều này” tại khoản 5 Điều 98;
+ Cụm từ “đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết” được thay bằng cụm từ “đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết” tại khoản 2 Điều 113;
+ Cụm từ “Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết” bằng cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết” tại khoản 2 Điều 114;
- Bỏ 02 cụm từ sau:
+ Cụm từ “Dự thảo văn bản quy định chi tiết và” tại điểm e khoản 1 Điều 64;
+ Cụm từ “và chuẩn bị văn bản” tại khoản 2 Điều 65.
(Căn cứ: Khoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật ban hành VB QPPL)
2. Thời điểm có hiệu lực của văn bản .
Luật BHVBQPPL năm 2015
|
Luật sửa đổi bổ sung Luật BHVBQPPL
|
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương;
|
Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
|
Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc ký ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã hoặc ký ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
|
(Căn cứ: Khoản 45, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật ban hành VB QPPL)
3. Cụ thể hóa các bước xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội.
- Đối với Trình tự Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội bổ sung thêm:
“Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết thì nêu rõ lý do và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.”
4. Bổ sung cơ quan ban hành Thông tư liên tịch
Theo quy đinh thì tại Luật sửa đổi thì bổ sung Tổng kiểm toàn nhà nước ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cụ thể:
"Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng".
(Căn cứ: Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật ban hành VBQPPL)
(Còn nữa)
Mời bạn xem văn bản chi tiết tại file đính kèm: