03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #498233 31/07/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Là vấn đề khá phổ biến, tôi có thể phân loại thành 03 trường hợp thường xuyên xảy ra để các bạn dễ hình dung

    1. Trong các vụ án tranh chấp về thừa kế

    Ví dụ về trường hợp tài sản thừa kế là Bất động sản

    Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

     Điều 102 BLDS 2015 quy định Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212:

    1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

    2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác

    Mặc dù có tên trong sổ hộ khẩu nhưng nếu  không có công sức nuôi dưỡng, không có công sức quản lý, cải tạo đất nên không được hưởng quyền gì đối với  tài sản đó

    2. trong các vụ án Hôn nhân gia đình

    Luật Hôn nhân gia định 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn tại Khoản 2, Điều 59: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…”.

    “Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. (Khoản 1 Điều 61)

     Về nguyên tắc thì trong thời gian chung sống, nếu không có chứng cứ gì khác thì về nguyên tắc tài sản phát triển đều được chia đôi (công việc nội trợ và công việc khác liên quan đến đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập). Tuy nhiên khi phân chia cũng cần xem xét đến người đã tạo ra nguồn tiền để phát triển tài sản, từ đó phân chia cho phù hợp.

    3.  trong các vụ án khác.

     Đối với các vụ án đòi nhà đất cho ở nhờ thì nếu chấp nhận yêu cầu của chủ nhà thì ngoài việc chủ nhà phải thanh toán cho người ở nhờ tiền chi phí sửa sang nhà (nếu có việc sửa nhà và người cho ở nhờ không phản đối và hợp đồng cho ở nhờ không quy định) thì chủ nhà còn phải trả cho người ở nhờ khoản tiền công sức bảo quản, duy trì nhà ở (nếu có).

    Trong các vụ án đòi tài sản khác thì nếu người quản lý tài sản có công sức thì chủ sở hữu của tài sản cũng phải có trách nhiệm thanh toán cho người đang quản lý tài sản. (Nguồn tham khảo: Luật Dương Gia)

    Việc tính công sức giữ gìn, bảo quản, duy trì, cải tạo… tài sản dựa trên các tiêu chí sau đây:

    Một là, trước hết phải xem xét về tầm quan trọng của việc quản lý tài sản đó và quan hệ liên quan đến việc quản lý tài sản. Nếu như người thừa kế (do trước đó sống chung với người để lại di sản), người ở nhờ quản lý tài sản… thì tầm quan trọng trong việc quản lý tài sản sẽ khác với trường hợp người khác quản lý giúp tài sản; Phải xem xét nếu không có công sức của người quản lý, giữ gìn tài sản… thì tài sản đó có tồn tại hay không (nếu không có người đang quản lý tài sản thì có người khác quản lý tài sản không? Nếu không có người quản lý tài sản thì tài sản đó có bị thu hồi hay không? Có bị giảm giá trị hay không?…).

    Hai là: Giá trị của tài sản cũng là một tiêu chí để xem xét công sức cho người quản lý tài sản: Tài sản càng có giá trị cao thì trách nhiệm của người quản lý tài sản càng lớn. Công sức quản lý tài sản có giá trị cao phải cao hơn công sức quản lý tài sản có giá trị thấp (nếu cùng phải chi phí thời gian, sức lực…).

    Ba là: Quản lý tài sản yêu cầu trình độ chuyên môn cao, chi phí thời gian nhiều… phải được xem xét công sức cao hơn quản lý tài sản không yêu cầu trình độ chuyên môn hoặc tốn ít thời gian…

     
    52887 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang «<234
Thảo luận
  • #565655   29/12/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề 03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì việc xác định công sức đóng góp khi chia tài sản là rất khó, vì chỉ có thể đưa ra những đóng góp mà ghi nhận được trên giấy tờ, tiền bạc có phiếu chi,... còn trường hợp không có hóa đơn, giấy tờ thì sẽ bị bỏ qua mà trường hợp này nhiều mà mua bán tiêu dùng mấy ai đi lấy hóa đơn đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #568513   28/02/2021

    Theo nhiều quan điểm Tòa án chỉ giải quyết những vấn đề được nêu trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, tức là nội dung nào không được nêu, không được thể hiện trong đơn yêu cầu, đơn khởi kiện của đương sự thì Tòa án sẽ không xem xét giải quyết. 

    Do đó, đối với vụ án dân sự mà đương sự khởi kiện yêu cầu trả nhà, đòi đất cho ở nhờ,… nếu trong đơn khởi kiện đương sự không nêu yêu cầu đòi tính công sức thì Tòa án không phải xem xét, giải quyết đối với yêu cầu này khi yêu cầu chính là yêu cầu đòi nhà, đất… không được chấp nhận.

    Bởi nếu làm như vậy là Tòa án đã làm vượt quá phạm vi yêu cầu khới kiện của đương sự, không phù hợp với các nguyên tắc. Vậy quan điểm này có đảm bảo được quyền của các bên không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #572805   28/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (848)
    Số điểm: 7282
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Cảm ơn thông tin trong bài viết bạn đã cũng cấp, mình thấy vẫn đề xác định công sức đóng góp trong hôn nhân khá là khó để xác định công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản, về nguyên tắc thì trong thời gian chung sống, nếu không có chứng cứ gì khác thì về tài sản phát triển đều được chia đôi (công việc nội trợ và công việc khác liên quan đến đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập). Tuy nhiên khi phân chia cũng cần xem xét đến người đã tạo ra nguồn tiền để phát triển tài sản, từ đó phân chia cho phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #575624   23/09/2021

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Theo quan điểm của mình thực tế việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng nêu trên mới chỉ mang tính chất định tính chứ không có một định lượng rõ ràng dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng không thống nhất. Để xem xét đánh giá công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, phát triển, giữ gìn, bảo quản,… tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cần phải xem xét thật khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản, giá trị của tài sản, công sức quản lý, giữ gìn tài sản, sự cần thiết và hiệu quả của công sức đã bỏ ra để bảo quản, quản lý và giữ gìn tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #576037   30/09/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (803)
    Số điểm: 5408
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Các quy định về xác định công sức đồng góp hầu như chỉ nêu ra nguyên tắc để xác định, khi xảy ra tranh chấp yêu cầu tòa án giải quyết thì việc xác định, phán quyết phân chia tài sản cũng có phần chủ quan. Do tính chất khó mà phân định chính xác được cho nên hướng giải quyết của các tòa cũng không thống nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #576909   05/11/2021

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #578170   20/12/2021

    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình, theo nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên cũng xem xét đến các yếu tố: hoàn cảnh của vợ, chồng, gia đình nhà vợ chồng; công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung để phân chia cho phù hợp

     
    Báo quản trị |  
  • #582051   30/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 3651
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Thông tin bài viết chia sẻ của bạn rất hữu ích. Việc xác định công sức đóng góp để chia tài sản rất khó xác định, với mỗi trường hợp lại có một quy định pháp luật xử lý khác nhau. Cảm ơn thông tin từ bài viết của bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582190   30/03/2022

    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Tuy luật có quy định như trên nhưng vấn đề chia tài sản dựa trên công sức đóng góp hiện nay thật sự vẫn còn mang tính định tính chưa thật sự hợp lí vẫn có những trường hợp đóng góp ít nhưng được chia rất nhiều không phù hợp với công sức đã đóng góp gây nhiều bất cập.

     
    Báo quản trị |  
  • #582625   31/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 3651
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Thông tin bài viết chia sẻ của bạn rất hữu ích. Qua bài viết phân tích cùa bạn có thể thấy với mỗi tranh chấp khác nhau thì sẽ có cách xác định công sức đóng góp tài sản khác nhau và thủ tục giải quyết tranh chấp cũng không giống nhau

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582800   19/04/2022

    mytuyen9911
    mytuyen9911

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:19/04/2022
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Cảm ơn bài viết rất hữu ít về góc nhìn khi chia tài sản. Nhưng theo quan điểm của mình, rất khó để đòi lại nhà cho ở nhờ vào những năm sau cải cách ruộng đất vì những giấy tờ liên quan đến đất đai thời trước. Và việc xác định tài sản chung có công sức của vợ hoặc chồng đối với những tài sản là bất động sản thì lại càng khó xác định. Mặc dù pháp luật quy định khá rõ ràng nhưng khi áp dụng thực tiễn vẫn còn ba chấm.

     
    Báo quản trị |  
  • #584422   29/05/2022

    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Việc phân chia tài sản luôn luôn xảy ra nhiều mâu thuẫn vì ý kiến các bên khó lòng mà đồng thuận với nhau. Do đó, phải có những quy định pháp luật rõ ràng để việc chia tài sản trở nên công bằng hơn cho tất cả những người có quyền, có công.

     
    Báo quản trị |  
  • #585663   23/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (431)
    Số điểm: 3280
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Cảm ơn bài viết hay đến từ tác giả. Hiện nay rất nhiều loại tranh chấp tài sản từ hôn nhân cho đến thừa kế trong dân sự, những việc đó đều cần đến phân chia tài sản, mà phân chia tài sản thì phải dính đến công sức đóng góp nếu tài sản đó là tài sản chung có liên quan đến quyền và lợi ích của từng cá nhân trong đó. Thì bài viết trên của tác giả đã phân tích nêu ra cụ thể trong các vụ án ở lĩnh vực khác nhau sẽ được xác định công sức của người được phân chia khác nhau. Mong rằng bạn ra thêm nhiều bài viết hay nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #587202   30/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Khi ly hôn việc xác định tài sản của hai vợ chồng để tiến hành chia tài sản là vấn đề không còn xa lạ. Nếu hai vợ chồng không có thỏa thuận về chia tài sản thì tài sản sẽ được chia đôi đối với phần tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, qua bào viết của bạn mình đã biết thêm được một trường hợp nữa là xác định công sức đóng góp để xác định việc chia tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #587502   10/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 4919
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Cảm ơn bạn bài viết rất hay. Việc ly hôn có thể theo ý chí của cả vợ và chồng hoặc do ý chí của một bên vợ hoặc chồng, do vậy bạn có thể đơn phương ly hôn mà không cần có sự đồng ý của chồng bạn nếu có căn cứ về việc chồng bạn vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ chồng, có hành vi bạo lực gia đình. Tài sản không tự thỏa thuận phân chia được thì sẽ do Tòa án giải quyết.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #588502   28/07/2022

    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Theo quan điểm của mình thì dù có quy định chặt chẽ đến mức nào thì cũng sẽ có lỗ hổng trong việc xác định công sức đóng góp. Bởi vì ngay từ ban đầu, chẳng mấy ai nghĩ đến việc sau này sẽ tranh chấp để mà chuẩn bị hết các minh chứng. Hơn trong cuộc sống không thể nào cứ mỗi chút đóng góp là mỗi minh chứng.

     
    Báo quản trị |